|
|||
Ngành công nghiệp hóa dược là ngành sản xuất ra các nguyên liệu để bào chế thuốc, tá dược và các loại phụ gia. Thời gian vừa qua, ngành công nghiệp hóa dược đã cùng ngành công nghiệp dược sản xuất được hàng loạt thuốc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe con người. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa dược đến năm 2015, có xét đến năm 2025 và Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 61.2007. Việc triển khai Quy hoạch và chương trình này bước đầu đã thu được một số kết quả, tuy nhiên mục tiêu lớn nhất của Chương trình là đưa nhanh các kết quả nghiên cứu vào sản xuất vẫn chưa đạt được những kết quả như mong đợi. Các nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc Chương trình hóa dược trong 3 năm đầu hoạt động mới chỉ dừng lại ở các đề tài, rất hiếm có các dự án sản xuất thử nghiệm. Trong số các dự án sản xuất thử nghiệm, có một số dự án phải bỏ dở và hoàn trả lại kinh phí Nhà nước do thay đổi cơ cấu đầu tư, do yếu tố thị trường…Cục trưởng Cục Hóa chất, Bộ Công thương Phùng Hà cho rằng, các đề tài triển khai suôn sẻ, chỉ một số dự án sản xuất thử nghiệm khó triển khai hơn vì giải ngân về tài chính do Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính đề ra, doanh nghiệp cảm thấy nhiêu khê, nên không mặn mà. Việc xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ không đạt được sự thống nhất cao giữa Hội đồng tư vấn và Hội đồng xét chọn, tuyển chọn. Tỷ lệ các nhiệm vụ đăng ký đưa vào thực hiện rất thấp so với các nhiệm vụ được đăng ký (thường chỉ chiếm 10%). Các nhiệm vụ khoa học công nghệ do hai hoặc nhiều đơn vị thực hiện thường nảy sinh mâu thuẫn về chuyên môn, tài chính. Rất nhiều đơn vị chủ trì chưa nắm chắc các thủ tục về tài chính khi giải ngân. Những vướng mắc này ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện Chương trình hóa dược. Cho đến nay, cơ sở vật chất và các trang thiết bị của các cơ sở sản xuất hóa dược, cơ sở nghiên cứu - triển khai hiện còn rất thiếu, không đồng bộ và lạc hậu. Chưa có một đầu tư đáng kể nào cho công nghiệp sản xuất hóa dược. Số người được đào tạo về chuyên ngành công nghệ hóa dược quá ít và chưa đáp ứng được yêu cầu. Các công ty dược Việt Nam chủ yếu thực hiện bào chế gia công, hầu như các nguyên liệu hóa dược đều phải nhập ngoại với tỷ lệ khá cao, 80 - 85%. Trong khi đó, những doanh nghiệp tiên phong trong sản xuất nguyên liệu phục vụ sản xuất thuốc đang gặp rất nhiều khó khăn do cạnh tranh không cân sức với nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Mặc dù nước ta có tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp hóa dược, một phần do nhu cầu của xã hội đối với dược phẩm ngày càng tăng và một phần do sự phong phú của các loại nguyên liệu, đặc biệt là nguồn dược liệu quý, nhưng cho đến nay vẫn chưa có quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu dược. Việc tạo nguồn nguyên liệu hóa dược cho sản xuất thuốc là hết sức cần thiết đối với nhu cầu phát triển của ngành dược và nhu cầu chữa bệnh cho nhân dân. Ngoài lợi thế sẵn có về nguồn cây thuốc phong phú trong tự nhiên, hiện tại nước ta cần bắt đầu phát triển công nghiệp hóa dầu, mà rất nhiều sản phẩm của ngành này sẽ là đầu vào cho ngành công nghiệp hóa dược. Vấn đề đặt ra là cần có các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp để phát triển nhanh ngành công nghiệp hóa dược và công nghiệp dược, đáp ứng nhu cầu thuốc chữa bệnh cho nhân dân, giảm lệ thuộc vào thuốc nhập khẩu ngày càng tăng giá bất hợp lý trên thị trường.
Là nhà Chế tạo thiết bị công nghiệp và Tích hợp hệ thống Tự động hóa đo lường - điều khiển, CTCP Giải pháp Công nghiệp INDUSTRY SOLUTION Co. luôn luôn Nghiên cứu và Phát triển các Giải pháp Công nghiệp, chế tạo các thiết bị dựa trên các yếu tố : Công nghệ tiên tiến - Hàm lượng tự động hóa cao - Cơ khí chính xác - Phụ kiện nhập của các hãng nổi tiếng - Đáp ứng các tiêu chuẩn, kiểu dáng công nghiệp phù hợp các nhu cầu thực tế của thị trường trong nước, cạnh tranh với thiết bị nhập ngoại. Chế tạo, nhập khẩu và cung cấp Dây chuyền, thiết bị phục vụ cho ngành công nghiệp Hóa dược là một trong những định hướng quan trọng của SOLUTION Co. Trên thực tế, .việc nhập khẩu thiết bị của ngành này từ nước ngoài còn rất nhiều vấn đề đặt ra, trong đó có 2 yếu tố chính : Giá thành rất cao, công nghệ cao đòi hỏi sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài dẫn đến việc chi phí đầu tư lớn nhưng vẫn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của chuyên gia. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tại sao nhà nước và các doanh nghiệp bỏ ra rất nhiều tiền nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc phát triển ngành Công nghiệp này. |